HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẠP XE CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Cần lưu ý những gì khi đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm? Cùng Hanoibikeshop tìm hiểu nhé!

 
1 Lựa chọn xe đạp phù hợp

Việc lựa chọn cho mình chiếc xe đạp phù hợp là điều tiên quyết trước khi bạn bắt đầu tập xe. Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí chọn xe sau đây:

  • Chọn xe đạp có chiều cao yên xe vừa phải, yên ngồi thoải mái, đồng thời có thể điều chỉnh tay lái dễ dàng. Khi ngồi lên xe, cần quan sát vị trí đầu gối để biết được yên xe đã được điều chỉnh phù hợp chưa.
  • Người bệnh cần căn cứ vào chiều cao và cân nặng của cơ thể để lựa chọn xe có chiều cao thích hợp. Nếu đi xe cảm thấy bất tiện thì cần phải điều chỉnh độ dài và khoảng cách cho phù hợp.
 

2 Tư thế đạp xe đúng

Tư thế đạp xe cũng quan trọng không kém việc có một chiếc xe tốt. Người bệnh cần lưu ý những đặc điểm sau: Giữ thẳng lưng, cơ thể có thể hơi nghiêng về phía trước, tuy nhiên không được cố gồng mình, gượng ép. Tránh cúi đầu, hai tay duỗi thẳng, chú ý việc hít thở bằng mũi, nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, chủ yếu điều hoà nhịp thở. Đùi song song với phần thanh ngang của xe, không ngồi lệch hông. Thực hiện đạp xe nhẹ nhàng, không đẩy nhanh cường độ tập, giúp tiết kiệm sức lực, đồng thời làm cho người tập cảm thấy dễ chịu.

 

 

3 Tránh đạp xe ở đường gồ ghề

Người bệnh nên đạp xe trên những con đường bằng phẳng, tránh những đoạn đường mấp mô, nhiều ổ gà vì có thể gây va chạm, tạo áp lực lên cơ, xương khớp. Việc này ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm, gây nên những cơn đau nhức dữ dội hơn cho người tập. Người bệnh nên đạp xe ở những nơi thoáng mát, rộng rãi, bằng phẳng, bắt đầu với một đoạn đường ngắn sau đó dần dần kéo dài quãng đường.

 

4 Không đạp xe với vận tốc nhanh

Đây là điều cần phải ghi nhớ trước khi bắt đầu đạp xe. Việc đạp xe với tốc độ nhanh, cường độ lớn không chỉ gây mất sức còn gây áp lực vô cùng to lớn lên chi dưới. Đối với người mắc bệnh nếu đạp xe quá nhanh có thể gây nguy hiểm đến cuộc sống, khiến cột sống đau nhức hơn.

 

5 Đạp xe với quãng đường ngắn trước

Khi mới bắt đầu, bạn nên làm quen với những quãng đường ngắn trước để cơ thể có thể làm quen dần với cường độ. Bạn cũng có thể kéo dài quãng đường nếu cảm thấy đủ sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn không nên cố kéo dài quãng đường vì tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

 

6 Nên sử dụng đai cột sống khi đạp xe

Đai cột sống là công cụ hỗ trợ và làm giảm đau nhức nơi cột sống. Nếu  bạn thường xuyên đạp xe thì việc sử dụng đai lưng sẽ giúp bạn  ổn định cột sống, vừa mang đến tác dụng duy trì cột sống bạn không bị cong vẹo. Tuy nhiên bạn cần lưu ý việc chọn đai cột sống phù hợp để tránh việc trọng lượng đai cột sống quá nặng sẽ làm căng cơ hông.

 

7 Đạp xe kết hợp với hít thở nhịp nhàng tránh mất sức

Trong khi đạp xe cần lưu ý về hơi thở, cần hít thở một cách nhẹ nhàng , thở ra từ từ. Điều này giúp bạn tránh mất sức khi đạp xe, giảm cảm giác mệt mỏi.

 

8 Khởi động bằng vài động tác yoga trước khi đạp xe

 

 

Việc thực hiện các động tác yoga mang đến lợi ích làm giảm đau tại các cơ, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể trước khi bắt đầu đạp xe. Đây cũng là một phương pháp tốt giúp hỗ trợ cho việc đạp xe chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Trên đây là bài viết giải đáp những vấn đề xoay quanh việc đạp xe hỗ trợ cho người bị thoát vị đĩa đệm.

Đạp xe là một liệu pháp tốt để hỗ trợ cho quá trình chữa các bệnh liên quan đến xương khớp, thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, bạn vẫn phải lưu ý một vài điểm mà chúng tôi đã liệt kê phía trên. Mong rằng bạn đã tìm được thông tin mình muốn trong bài viết này. Hanoibikeshop chúc bạn luôn vui tươi trong cuộc sống!

Xem thêm: NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NÊN ĐẠP XE KHÔNG?

Tin trước Tin tiếp theo

Giỏ hàng trống close