BẬT MÍ CÁCH TIẾT KIỆM TIỀN MUA XE ĐẠP CÙNG HANOIBIKE

Bạn muốn quản lý chi tiêu cá nhân để đạt được mục tiêu là mua chiếc xe đạp, nhưng chưa đạt kết quả như kỳ vọng? Hãy cùng Hanoibike thử ngay một trong những cách tiết kiệm tiền dưới đây để tối ưu hóa dòng tiền và hoạch định tài chính hiệu quả nhé!
 

 

 

1. Để dành 20.000 đồng mỗi ngày

 

Nếu bạn đặt ra mục tiêu mỗi ngày tiết kiệm được 20.000 đồng trong vòng một năm thì sẽ giúp bạn để dành được 7,3 triệu đồng sau một năm. Tương tự, bạn cũng có thể lên kế hoạch tiết kiệm tiền hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc thiết lập một khoản tự động chuyển sang tài khoản tiết kiệm ngay khi bạn nhận được tiền thu nhập hàng tháng (lương, thưởng)...

 

2. Tiết kiệm tiền mỗi ngày thêm 1.000 đồng

 

Tiết kiệm thêm 1.000 đồng mỗi ngày chính là một cách tiết kiệm tích tiểu thành đại vô cùng hiệu quả. Giả sử, bạn đang để dành 20.000 đồng mỗi ngày thì ngày hôm sau hãy dành ra 21.000 đồng, ngày tiếp theo là 22.000 đồng, ngày kế tiếp là 23.000 đồng và cứ như thế thêm 1.000 đồng tiết kiệm mỗi ngày như thế. Hãy kiên trì với khoản tiết kiệm nhỏ này, kết quả sau đó chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ.

 

Việc luyện tập thói quen tiết kiệm và trân trọng khoản tiền nhỏ mỗi ngày này sẽ đặc biệt hữu ích với những ai muốn học cách đầu tư tài chính để tạo nguồn thu nhập thụ động thông qua sức mạnh của lãi kép. Tận dụng sức mạnh của thời gian và việc tiết kiệm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn tạo ra số tiền rất lớn trong dài hạn.

 

3. Quản lý chi tiêu cá nhân bằng cách tạo thói quen ghi chép và hạn chế tiêu sản không cần thiết

 

Bạn hãy kiểm tra và liệt kê tất cả các khoản chi tiêu và xem xét những khoản nào mà bạn có thể hạn chế chi tiêu, cắt giảm những khoản tiêu sản (như trà sữa, cafe, quần áo, thuốc lá, ăn uống không cần thiết...), những khoản nào để tiết kiệm. Lặp lại thói quen này định kỳ hàng tháng để quản lý tài chính một cách hiệu quả.

 

Nếu bạn chưa quen với việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân và không biết phân bổ như thế nào hợp lý, bạn có thể tham khảo các quy tắc quản lý tài chính cá nhân phổ biến như quy tắc 50/30/20 – là chia nhỏ thu nhập của bạn thành 3 nhóm: nhu cầu thiết yếu (chiếm 50%), mong muốn, sở thích (30%) và đầu tư, tiết kiệm (20%). Hoặc bạn có thể phân bổ chi tiêu theo quy tắc 6 chiếc lọ. Cơ bản, quy tắc 6 chiếc lọ sẽ tương tự như quy tắc 50/30/20, nhưng sẽ chi tiết hơn.

 

4. Nỗ lực đạt thành tích tốt để đạt mục tiêu

 

Đối với các bạn đang còn là học sinh, việc bỏ ra một số tiền lớn để mua xe đòi hỏi phải được sự đồng ý của bố mẹ. Hãy kiên nhẫn trao đổi với bố mẹ chiếc xe mà mình yêu thích, những điểm lợi của việc đạp xe: để nâng cao sức khỏe, tăng cường giao lưu, mở rộng mối quan hệ. Đối với dòng xe Fixed gear có thể lắp thêm phanh để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Với sở thích và nhu cầu mong muốn mua xe đạp như vậy, bạn có thể đặt ra mục tiêu và nỗ lực hoàn thành về thành tích học tập, giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà... 

 

Nếu bạn là người đã tự chủ về mặt tài chính, bạn có thể thử kết hợp tiết kiệm tiền cùng với việc nâng cao sức khỏe thể chất. Ví dụ: Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy đặt ra phần thưởng cụ thể khi hoàn thành mục tiêu chẳng hạn như bạn sẽ tiết kiệm được 100.000 đồng nếu giảm được 1 ký bằng việc luyện tập thể thao hoặc thực hiện chế độ ăn hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định.

 

Tương tự như vậy, thử thách của bạn là bỏ hút thuốc thì bạn có thể tiết kiệm được số tiền mà bạn chi cho thuốc lá. Bạn thấy đấy, ngoài việc có được sức khỏe tốt hơn, chúng ta cũng xây dựng được ý thức trách nhiệm, hiểu và quản lý các trở ngại cá nhân, kích hoạt động lực mạnh mẽ để không những đạt được mục tiêu mà còn hoạch định tài chính một cách chặt chẽ và lành mạnh.

 

Hãy bắt tay vào việc tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ và biến đây trở thành năm của những thay đổi tích cực, giúp bạn tiết kiệm tiền một cách hiệu quả và tự hào về những thành quả mà bản thân đã đạt được nhé! Hanoibike chúc bạn thành công

 

Tin tiếp theo

Giỏ hàng trống close